Khung chương trình giáo dục mầm non mới

Chương trình giáo dục trẻ mầm non mới

Chương trình giáo dục mầm non luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đó là nền tảng giáo dục sớm cho những thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Việc định hướng đúng đắn các chương trình trong giáo dục mầm non sẽ giúp bé phát triển toàn diện. Những thông tin chi tiết về chương trình giáo dục này sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết sau.

Chương trình giáo dục mầm non là gì?

Chương trình giáo dục mầm non là nội dung được ban hành bởi Bộ giáo dục và đào tạo. Trong đó sẽ chỉ đạo các công tác giáo dục chăm sóc trẻ mầm non tại trường trong cả nước. Đồng thời chương trình này cũng là căn cứ đảm bảo các điều kiện dạy và học cho trẻ. Đây là phương hướng để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non đạt chất lượng cao nhất.

Giáo dục mầm non sẽ có khung cơ bản nhưng vẫn mang tính chất mở với từng đối tượng trẻ. Theo đó trẻ sẽ là trung tâm để đưa ra nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. Nhà trường và giáo viên có quyền chủ động khai thác giáo dục trẻ mầm non theo điều kiện của địa phương. Đảm bảo cho trẻ học tập và vui chơi hợp lý để có kết quả phát triển toàn diện.

Chương trình giáo dục trẻ mầm non
Chương trình giáo dục mầm non được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành

Mục tiêu của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là chương trình quan trọng trong hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta. Trong đó mục tiêu cốt lõi chính là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Từ đó trẻ sẽ có đầy đủ kiến thức nền tảng và hành trang tốt để bước vào lớp một. Điểm đáng chú ý là mỗi một lứa tuổi mầm non sẽ phù hợp với những cách giáo dục riêng. Cụ thể mục tiêu trong chương trình khung giáo dục mầm non là:

Phát triển nhận thức

Trước khi bước vào trường mầm non, trẻ được sống yêu thương và đùm bọc trong gia đình. Dù cha mẹ dạy dỗ đến đâu thì nhận thức của trẻ cũng chỉ đạt tới giới hạn nhất định. Trong khi đó trẻ đang ở độ tuổi tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Chính sự hiếu động này sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức nhanh chóng. Tuy nhiên trẻ cần có phương pháp giáo dục phù hợp để có nhận thức đúng đắn.

Thấu hiểu được khả năng phát triển nhận thức của trẻ ở độ tuổi mầm non. Nhà trường đã lên phương án giáo dục phù hợp với nhiều kỹ năng khác nhau. Đó là sự quan sát, đánh giá, so sánh các loài vật, cây cối, sự vật, sự việc, hiện tượng…. Ngoài ra trẻ sẽ được rèn luyện nhận thức về bản thân, gia đình, các mối quan hệ xã hội…. Sự nhận thức của trẻ sẽ được hình thành ngày càng nhiều hơn và mang tính đột phá.

Giúp phát triển nhận thức cho trẻ
Giáo dục mầm non hỗ trợ giúp phát triển nhận thức ở trẻ

Phát triển ngôn ngữ

Bên cạnh mục tiêu phát triển nhận thức, trẻ mầm non cũng cần phát triển ngôn ngữ. Trong đó tiếng mẹ đẻ cần phải được ưu tiên hàng đầu. Khi học ngôn ngữ, các giáo viên sẽ giúp trẻ phát âm chuẩn nếu trẻ nói ngọng. Đồng thời dạy trẻ cách diễn đạt ý muốn của mình bằng ngôn ngữ một cách chính xác nhất. Qua đó trẻ sẽ có ngôn ngữ tốt hơn để tạo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vào lớp 1.

Phát triển thể chất

Trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển thể chất cũng là mục tiêu quan trọng. Đó là chương trình giúp trẻ tạo thói quen chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bản thân thật tốt. Trẻ sẽ được dạy cách vệ sinh cá nhân, luyện tập và vận động phù hợp với lứa tuổi. Với môi trường năng động, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn, cải thiện chiều cao và cân nặng.

Giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện
Phát triển thể chất là mục tiêu quan trọng của giáo dục mầm non

Phát triển đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần của trẻ mầm non cần phải được định hướng theo hướng tốt đẹp. Đó là biết yêu thương, bao dung, ngoan ngoãn, lễ phép, chia sẻ và không được ích kỷ. Tất cả đều là những giá trị cuộc sống cao đẹp để trẻ trở thành người có đạo đức tốt. Theo đó đời sống tinh thần là mục tiêu giáo dục rất bổ ích trong chương trình mầm non.

Phát triển năng khiếu

Phát triển chương trình giáo dục mầm non với năng khiếu là hoạt động giáo dục tự chọn. Theo đó học sinh sẽ được học dựa trên nhu cầu đăng ký của cha mẹ. Nhà trường luôn tổ chức các lớp học năng khiếu cơ bản như tiếng Anh, nhảy múa, vẽ, võ thuật. Cha mẹ có thể chọn một hoặc nhiều năng khiếu khác nhau để trẻ được nâng cao kỹ năng.

Trẻ có thể phát triển năng khiếu của bản thân
Phát triển năng khiếu giúp trẻ có thể hoàn thiện bản thân

Tầm quan trọng của giáo dục mầm non

Những năm đầu đời, trẻ như một trang giấy trắng với nhận thức, kỹ năng sống còn rất hạn hẹp. Mặt khác trẻ cũng đã bắt đầu có sự tiếp thu và học hỏi để dần hình thành tính cách. Chính vì thế giáo dục mầm non sẽ hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Nếu được quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn đúng đắn, trẻ sẽ có một nền tảng tốt cho tương lai.

Thông qua các chương trình giáo dục mầm non, trẻ sẽ dần hình thành những kỹ năng cần thiết. Ví dụ như biết tự lập trong cuộc sống, giao tiếp đúng mực…. Trong đó quan trọng nhất chính là nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, đời sống tinh thần và năng khiếu. Tất cả đều là những hành trang vững chắc cho con vào lớp một và đi xa hơn nữa.

Với sự quan trọng của giáo dục mầm non, nhiều chính sách nâng cao chất lượng đã được đưa ra. Các chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam mở rộng đến cả những vùng sâu vùng xa. Theo đó mọi trẻ em đều có cơ hội học tập và phát triển bản thân theo đúng lứa tuổi. Cạnh đó là những nội dung giúp tăng hiệu quả giáo dục mà nhà trường cần phải sát sao hơn.

Tầm quan trọng của chương trình giáo dục mầm non
Giáo dục bậc mầm non là vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ

Yêu cầu nội dung giáo dục mầm non cần có

Trong chương trình giáo dục mầm non luôn có những yêu cầu nhất định về nội dung. Đó là những chương trình mà giáo viên sẽ chăm sóc, giảng dạy và truyền đạt kiến thức tới trẻ. Yêu cầu nội dung này là bám sát chương trình khung mà Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra. Trong đó nhà trường và giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tốt các nội dung sau đây:

  • Đảm bảo sự liên kết giữa các độ tuổi mầm non một cách khoa học. Trẻ cần phải được giáo dục theo đúng độ tuổi và vừa với khả năng nhận thức, học hỏi. Sách chương trình giáo dục mầm non phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Kiến thức giảng dạy trẻ mầm non cần thực tế và gần gũi với nhận thức của trẻ. Từ đó trẻ sẽ dễ hòa nhập cuộc sống mà không gặp phải khó khăn quá lớn.
  • Nội dung giáo dục mầm non phải phù hợp với tâm lý và sinh lý của trẻ. Lúc này trẻ vẫn cần được chăm sóc từ bữa ăn giấc ngủ và muốn được vui chơi. Theo đó việc giáo dục cần phải được đan xen, kết hợp một cách hài hòa và hợp lý. Trong đó nội dung quan trọng nhất là kỹ năng sống tình cảm, đề cao sự thật thà. Ngoài ra, trẻ cũng cần giữ được nét hồn nhiên, vui vẻ, ham học và tự tin.
Những nội dung trong chương trình giáo dục mầm non
Nội dung trong giáo dục mầm non có những yêu cầu cần được đảm bảo

Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non

Phương pháp giáo dục mầm non sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục. Khi áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy thích hợp, trẻ sẽ tiếp thu được tốt nhất. Theo đó chương trình giáo dục mầm non luôn có những tiêu chuẩn về phương pháp giáo dục như sau:

  • Chương trình gdmn đẩy mạnh giao tiếp thường xuyên để gắn bó trẻ với trường, lớp và các bạn. Tạo cho trẻ cảm giác yên tâm và yêu thích môi trường học tập tại trường mẫu giáo. Mặt khác giáo viên cần cho trẻ giao lưu cảm xúc, kích thích chức năng tâm lý và sinh lý. Trẻ được học tập với các đồ vật và những trò chơi để luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
  • Phương pháp giáo dục mầm non nên cho trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Trẻ có thể trải nghiệm thực tế cuộc sống theo nhiều hình thức khác nhau. Từ đó, môi trường học tập sẽ đáp ứng được nhu cầu cũng như tạo sự hứng thú cho trẻ. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay cần đa dạng kiến thức với mỗi ngày là một niềm vui.
Những yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ
Cập nhật yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non chi tiết

Yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ

Đánh giá sự phát triển của trẻ là theo dõi những tiến bộ sau thời gian học tập tại trường. Sau mỗi buổi học và sau một giai đoạn nhất định trẻ đã có những thay đổi như thế nào. Với đánh giá này, giáo viên sẽ có cơ sở để biết chất lượng phương pháp và nội dung dạy. Từ đó, giáo viên mới có thể đưa ra chương trình đổi mới giáo dục mầm non phù hợp nhất.

Để đánh giá sự phát triển của trẻ, giáo viên và nhà trường cần kết hợp nhiều phương pháp. Mặt khác hình thức đánh giá phải khách quan, công bằng với từng trẻ. Giáo viên cần phải nghiêm túc và coi trọng quy trình đánh giá theo những hình thức chuẩn nhất. Theo đó, kết quả phân tích sự tiến bộ của trẻ mới thực tế và đúng đắn được. Sau mỗi lần đánh giá này, giáo viên nên có biên bản nhận xét cụ thể theo từng trẻ.

Đánh giá sự phát triển của trẻ tốt không?
Đánh giá sự phát triển của trẻ cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cần thiết

Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho trẻ

Trường mầm non luôn có ý nghĩa cực lớn với sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý chọn trường mầm non phù hợp để con có cơ hội học tập tốt. Trong đó chương trình giáo dục mầm non mới nhất là tiến bộ và cần được ưu tiên hàng đầu. Song với đó, trẻ còn phải được học về giáo dục kỹ năng sống, phát triển về ngôn ngữ là những yếu tố cần thiết cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ chất lượng của nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên. Đó là những yếu tố sẽ tác động trực tiếp tới kết quả học tập và nhận thức của con.

Bên cạnh chất lượng giáo dục, khi chọn trường mầm non còn cần lưu ý tới nhiều vấn đề khác. Cụ thể là bạn nên quan tâm tới học phí sẽ phải đóng. Mỗi trường mầm non sẽ đưa ra một mức học phí khác nhau. Đặc biệt là trường dân lập, công lập và quốc tế sẽ khác biệt rất lớn. Trường mầm non cũng cần có vị trí thuận tiện sẽ giúp quá trình đưa đón trẻ dễ dàng hơn.

Những kinh nghiệm lựa chọn trường phù hợp cho con
Có kinh nghiệm giúp chọn trường mầm non 

Chương trình giáo dục mầm non rất quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Với những định hướng đúng đắn về mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy. Trẻ sẽ được nâng cao mọi kiến thức, kỹ năng và phát triển toàn diện nhất. Qua bài viết này, phụ huynh có thể yên tâm con em mình luôn được đào tạo bài bản. Các bé sẽ được phát triển các kỹ năng, đồng thời có hành trang tốt để vào lớp 1.