Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non luôn là mục tiêu hàng đầu của cả ngành giáo dục nói chung và các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi mẫu giáo nói riêng. Bởi vì, ngôn ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi trẻ nhỏ. Chúng hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của các con từ nhỏ đến khi trưởng thành. Bài viết bên dưới chúng tôi sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nhé!
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc giúp trẻ có khả năng vận dụng hiệu quả các khía cạnh của ngôn ngữ như lắng nghe, nói, đọc và hiểu. Nếu cha mẹ đầu tư vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ khi còn nhỏ, con sẽ có khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng hơn bằng lời nói. Điều này đem lại nhiều lợi ích với trẻ nhỏ, giúp chúng nâng cao kỹ năng giao tiếp và khả năng tư duy. Bởi vậy, phát triển ngôn ngữ là một trong những chủ đề quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Ngôn ngữ được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người. Đối với trẻ nhỏ, việc giáo dục và phát triển ngôn ngữ giúp chúng có khả năng giao tiếp với người lớn một cách tốt, rõ ràng hơn. Đồng thời, ngôn ngữ cũng giúp con diễn đạt những mong muốn của mình. Từ đó, tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như thấu hiểu đối với người khác. Do đó, khi trẻ có ngôn ngữ tốt, vốn từ đa dạng thì con sẽ phát triển khả năng giao tiếp hiệu quả hơn.
Kích thích phát triển trí não
Giai đoạn vàng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non diễn ra từ 0 đến 6 tuổi. Trong thời kỳ này, trẻ không ngừng khám phá sự vật và hiện tượng xung quanh. Việc áp dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp chúng bổ sung kiến thức, khám phá thế giới từ những góc độ hoàn toàn mới. Ngoài ra, nếu ngôn ngữ của trẻ thực sự tốt, tư duy của chúng cũng sẽ được nâng cao và kích thích não bộ phát triển hơn.
Nuôi dưỡng chuẩn mực đạo đức, văn hóa cho trẻ
Nếu không có ngôn ngữ thì làm thế nào các bố mẹ có thể hướng dẫn cho con cái của họ rằng đâu là hành vi tốt và xấu? Chính vì thế mà thông qua một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ có khả năng dễ dàng truyền đạt và hướng dẫn con cái giúp con nhận biết được các quy tắc và tiêu chuẩn xã hội .
Thực trạng hiện nay của vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Ngày nay, việc tập trung vào giáo dục và phát triển ngôn ngữ đối với trẻ mầm non vẫn chưa phổ biến rộng rãi ở nước ta. Tại các trường mầm non, giáo viên sẽ giảng dạy về chữ số, bảng chữ cái và âm nhạc. Tuy nhiên lại chưa thực sự hướng tới mục tiêu chính là phát triển ngôn ngữ. Trong khi đó, nhiều phụ huynh dạy con tại nhà vẫn chưa lựa chọn được phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho trẻ. Do đó, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thường bị trì hoãn và không đạt được hiệu quả cao.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mầm non đang phát triển ngôn ngữ ổn định
Dấu hiệu nhận biết trẻ mầm non đang phát triển ngôn ngữ ổn định
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi
Trong thời kỳ này, trẻ thường có xu hướng bắt chước hành vi của người lớn, thích tham gia vào các cuộc trò chuyện và giao tiếp với người khác. Một số trẻ cũng đã phát triển khả năng sử dụng một số từ đơn. Do đó, thầy cô và ba mẹ cần thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bằng cách tương tác thường xuyên cũng như khuyến khích con trẻ tham gia nhiều hoạt động giao tiếp.
Các đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 tháng tuổi bao gồm:
- Trẻ bắt đầu sử dụng từ khoảng 7 từ ở giai đoạn đầu, và số từ này có thể tăng lên đến 20 từ hoặc hơn ở giai đoạn sau.
- Trẻ thường thích thú với giai điệu và có khả năng hát theo khi nghe âm nhạc.
- Trẻ có khả năng bắt chước những từ ngữ mới mà chúng nghe thấy.
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Trẻ từ 2 tuổi trở lên là thời gian mà phụ huynh cần chú trọng nhất đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Bởi chúng đã tích lũy được một khối lượng lớn từ vựng và có khả năng diễn đạt những câu dài hơn. Kéo theo đó là khả năng giao tiếp cũng tốt hơn và có khả năng diễn đạt rõ ràng hơn để mọi người hiểu rõ ý của mình.
Các đặc điểm nhận biết phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuổi bao gồm:
- Trẻ thường sử dụng câu có ít nhất 2 – 3 từ và có khả năng diễn đạt trọn vẹn một vài câu ngắn.
- Trẻ biết sử dụng các danh từ riêng như “Bố,” “Mẹ,” “Dì,” “Cậu,” “Con,” “Em” hoặc một số đại từ đơn giản khác.
- Trẻ có khả năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, đưa ra thông tin về họ tên một cách đầy đủ.
- Trẻ hiểu được các khái niệm về thời gian như “Hôm qua,” “Hôm nay,” và “Ngày mai.”
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Khoảng thời gian này được coi là giai đoạn đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Con đã có khả năng hiểu được những gì người lớn nói và diễn đạt lại ý kiến của mình một cách trôi chảy. Lúc này người lớn có thể hiểu đến 75% nội dung thông tin mà trẻ muốn truyền đạt. Các sai sót cơ bản cũng có thể tự điều chỉnh và sửa đổi. Đồng thời, ngôn ngữ cũng sẽ được con trẻ sử dụng một cách linh hoạt hơn.
Các đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi bao gồm:
- Trẻ thường xuyên đặt câu hỏi như “Cái gì đây?”, “Tại sao?”, “Như thế nào?” để khám phá về sự vật, sự kiện, và môi trường xung quanh.
- Trẻ có khả năng xác định sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ.
- Trẻ sẽ có hứng thú với những trò chơi khám phá và hiểu các quy tắc trong đó.
- Trẻ thể hiện sự lễ phép khi giao tiếp với người lớn bằng cách nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi” và chào hỏi.
Những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Những phương pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Nên nói chuyện thường xuyên để hiểu rõ trẻ hơn
Tương tác thường xuyên với trẻ nhỏ là cách hiệu quả và tự nhiên nhất trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, tạo cho con cơ hội để phát triển kỹ năng nghe, nói, và thể hiện ý kiến của chính bản thân mình. Các bậc phụ huynh chỉ cần bắt đầu với những chủ đề thông thường và đơn giản như hỏi về cuộc sống hàng ngày của con, về những điều mà con yêu thích… Trong quá trình thảo luận, con không chỉ được mở rộng vốn từ vựng mà còn có thể giúp phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non.
Dạy trẻ tập nói, phát âm đúng
Khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, chúng thường thích bắt chước những gì mình nghe và thấy. Vì vậy, cha mẹ cần hỗ trợ con phát triển kỹ năng phát âm chính xác thông qua việc cho xem các video, chương trình thiếu nhi hoặc phim hoạt hình với cách phát âm chuẩn. Đặc biệt, khi thấy con bắt chước người lớn thì cha mẹ nên can thiệp kịp thời để sửa sai. Đồng thời hướng dẫn con nói cũng như phát âm chính xác hơn.
Thường xuyên đọc sách cùng trẻ
Đọc sách là phương pháp rất hiệu quả và thích hợp trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Bằng cách lắng nghe phụ huynh đọc sách mỗi ngày, trẻ có thể nắm bắt thêm nhiều từ vựng mới, phát triển khả năng diễn đạt một cách tự nhiên và tư duy tốt. Ngoài ra, việc này còn giúp trẻ tiếp xúc với nhiều kiến thức mới. Điều này sẽ làm con hiểu được nhiều thứ hơn và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.
Cho trẻ nghe những bài nhạc thiếu nhi hợp lứa tuổi
Âm nhạc có vai trò khá quan trọng trong việc kích thích và thúc đẩy não bộ của trẻ phát triểm một cách toàn diện. Đồng thời, chúng còn tăng khả năng cảm thụ âm nhạc, tư duy nhạy bén, giao tiếp và ngon ngữ linh hoạt. Chính vì thế, khi nghe các bài hát thiếu nhi phù hợp lứa tuổi, trẻ sẽ ghi nhớ khá lâu và nhanh hơn so với những bản nhạc khác. Nhờ điều này mà phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bằng cách nghe bài hát đang rất được ưa chuộng và yêu thích.
Với các bài hát vui nhộn, ngôn từ có vần cực kỳ dễ nhớ và tạo hứng thú mới mẻ hơn cho trẻ. Thông qua đó, trẻ có thể phát triển khả năng nghe và cảm nhận ngôn ngữ một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, phụ huynh còn nên lưu ý chọn những ca khúc phù hợp với lứa tuổi của bé. Đó có thể là những bài hát chứa giai điệu và lời dễ ghi nhớ như “Cháu lên ba”, “Cả nhà thương nhau”, “Bắc kim thang”,….
Tham gia trò chơi cùng trẻ
Phụ huynh cho trẻ tham gia nhiều trò chơi khác nhau để con có thể thoải mái và thư giãn. Đồng thời, đây cũng là lúc còn phát triển tốt các kỹ năng như giao tiếp, vận động,… Mặc khác, phụ huynh hãy dành thời gian chơi cùng con để tương tác và trao đổi với chúng nhiều hơn. Thông qua việc này, ba mẹ sẽ rèn luyện cho con khả năng diễn đạt, nhận biết và cách dùng ngôn từ sao cho đúng nhất với ngữ cảnh. Bên cạnh đó, bé còn có thể tự tin, dễ hòa nhập và chủ động hơn trong các mối quan hệ xung quanh.
Cùng trẻ học vẽ, tô màu và viết
Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ học vẽ, tô màu và viết những thứ đơn giản nhất để giúp con nhận biết nhiều hơn. Đây cũng chính là một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cực kỳ hữu hiệu. Điều này không những giúp kích thích sự sáng tạo mà còn thúc đẩy trẻ phát triển năng lực tưởng tượng và miêu tả của mình. Từ đó, con sẽ dễ dàng sử dụng ngôn ngữ theo một cách riêng của bản thân. Mặc khác, phụ huynh cũng có thể cùng con thực hiện viết và vẽ để gắn kết tình cảm hơn. Đây là một trong những phương pháp cực kỳ tốt giúp con đạt hiệu quả cao khi học tập.
Cho trẻ học tập ngoài giờ
Môi trường học tập ảnh hưởng tương đối lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Chính vì thế, ngoài việc cho con học trong không gian học tập ở lớp, ba mẹ nên để trẻ học thêm ngoài giờ tại nhà hoặc những nơi sở hữu không khí thoải mái và gần gũi với tự nhiên. Chẳng hạn như công viên, địa điểm cắm trại, vườn thú,… Trẻ sẽ được vui chơi, khám phá và quan sát mọi thứ xung quanh. Từ đó giúp con phát triển tốt cả ngôn ngữ, thính giác, thị giác lẫn xúc giác. Tuy nhiên, phụ huynh cần đồng hành, dạy trẻ về từ vựng và giải đáp thắc mắc của con về mọi thứ. Như vậy, vốn từ của trẻ mới được nâng cao hơn.
Tạo môi trường nhiều ngôn ngữ động từ cho trẻ
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc thêm ngôn ngữ mới có khá nhiều lợi ích tuyệt vời. Bởi, khi được học ngôn ngữ mới mẻ, trẻ sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, mở rộng vốn từ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để con hiểu biết nhiều nền văn hóa và phát triển tốt tư duy ngôn ngữ. Phụ huynh có thể tạo môi trường nhiều ngôn ngữ bằng cách đưa con đến những nơi sử dụng ngôn ngữ khác nhau như thư viện, cửa hàng, khu nhiều người nước ngoài,… Mặc khác, phụ huynh cần cho con tham gia các hoạt động, trò chuyện cùng họ để khuyến khích trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp. Vì khi trẻ có cơ hội nghe và dùng ngôn ngữ nhiều trong thực tế thì sẽ giúp bé tiếp thu, thích ứng nhanh hơn.
Cho trẻ tiếp xúc, khám phá với môi trường xung quanh
Môi trường học tập được xem là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Chúng ảnh hưởng tương đối nhiều đến quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Vậy nên, phụ huynh có thể thường xuyên thay đổi không gian học tập của trẻ bằng cách cho bé đến những nơi khác nhau. Ví dụ như vườn thú, thư viện, nhà sách, nơi cắm trại, công viên,… Chắc hẳn, các bé sẽ cảm thấy vô cùng vui vẻ và thích thú khi được đến nhiều nơi để tham gia hoạt động, khám phá thế giới xung quanh. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội để trẻ phát triển một cách toàn diện các giác quan, khả năng giao tiếp thông qua nhìn, cảm nhận và nghe. Phụ huynh hãy đồng hành cùng trẻ để chia sẻ và giải đáp các câu hỏi của con. Từ đó, vốn từ vựng và kiến thức của bé sẽ được nâng cao, mở rộng hơn. Bên cạnh việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ, thì các bậc cha mẹ cũng cần phát triển về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để có thể hòa nhập hơn.
Xem thêm bài viết lên quan:
Hướng dẫn tuyển sinh mầm non cho con của các bậc cha mẹ
Mức học phí mầm non trường công lập hiện nay
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích để giúp các bậc phụ huynh hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Mong rằng, sau khi đọc và tìm hiểu về bài viết này, mọi người sẽ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ. Đồng thời, phụ huynh cũng sẽ tìm được những phương pháp giáo dục phù hợp để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.