Học phí mầm non là điều mà các bậc phụ huynh luôn quan tâm trước khi chọn trường công lập cho con trẻ tham gia học tập. Các khoản học phí sẽ bao gồm rất nhiều khoản nên việc tính toán kỹ lưỡng chi phí là vô cùng quan trọng. Vậy theo quy định nhà nước và quy định của từng vùng miền thì mức học phí mầm non được tính như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ về quy định tính tiền học lớp mầm non cho bé nhé!
Mức học phí mầm non trường công lập hiện nay như thế nào?
Trước khi lựa chọn tuyển sinh vào trường mầm non nào, bạn thường phải tìm hiểu rõ mức học phí của từng trường để xem ngôi trường đó có phù hợp với điều kiện, cũng như khả năng của gia đình hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết các vướng mắc bạn đang gặp phải. Vậy tiền học phí sẽ được tinhd như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!
Số tiền học phí mầm non thường không cố định cho vùng miền và có sự thay đổi qua từng năm. Cụ thể về các mức thu học phí cho cơ sở mầm non được tính như sau:
Mức học phí mầm non trường công lập theo quy định chung của nhà nước
Hiện tại quy định về mức thu học phí mầm non trường công lập theo quy định chung của nhà nước được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn từ 2022 – 2023:
Mức học phí mầm non cụ thể cho các cơ sở giáo dục công lập được quyết định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Quy định được dựa trên khung học phí bao gồm mức sàn và mức trần, được xác định như sau:
- Các cơ sở giáo dục mầm non công lập tự bảo đảm chi thường xuyên sẽ thực hiện thu học phí tối đa là hai lần mức trần học phí theo quy định. Phụ huynh sẽ thực hiện đóng tiền theo mẫu phiếu thu tiền học phí mầm non do trường học cung cấp.
- Các cơ sở giáo dục mầm non công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ thực hiện thu học phí tối đa là hai lần nửa mức trần học phí theo quy định.
- Các cơ sở giáo dục mầm non công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục sẽ tự quyết định mức thu học phí dựa trên các chỉ số kinh tế – kỹ thuật. Quyết định thu học phí mầm non này sẽ được trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét và phê duyệt.
Giai đoạn từ 2023 – 2024:
Từ năm học 2023 – 2024 trở đi, khung học phí sẽ được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như tình hình kinh tế xã hội địa phương, sự biến đổi của chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng thanh toán của người dân. Tuy nhiên, KHÔNG vượt quá mức tăng 7,5% mỗi năm.
Để quy định mức thu học phí cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào khung học phí được quy định vừa nêu trên. Từ đó đưa ra quyết định mức học phí mầm non hợp lý nhất nhưng không thể vượt quá mức trần được đề ra.
Mức học phí mầm non trường công lập theo vùng miền
Các trường mầm non công lập tại Hà Nội đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ em với những chương trình học phù hợp theo độ tuổi và phát triển của họ. Học phí trường mầm non công lập ở mức thấp giúp các gia đình tiếp cận môi trường giáo dục chất lượng mà không gánh áp lực tài chính lớn.
Đối tượng | Khu vực thành thị | Khu vực nông thôn | Các xã miền núi |
Nhà trẻ, mẫu giáo | 217.000VNĐ/tháng | 95.000VNĐ/tháng | 24.000VNĐ/tháng |
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi | 155.000VNĐ/tháng | 75.000VNĐ/tháng | 19.000VNĐ/tháng |
Các cơ sở mầm non công lập TP.HCM tạo ra môi trường giáo dục an toàn – chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình học tại những trường này được thiết kế đặc biệt cho từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ. Qua đó, khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và phát triển đa chiều cho các em. Học phí trường mầm non quốc tế thường sẽ cao hơn rất nhiều so với trường công lập.
Học phí mầm non công lập tại TP.HCM được thiết lập ở mức hợp lý. Điều này giúp các gia đình dễ dàng tiếp cận một môi trường giáo dục chất lượng mà không phải lo lắng về chi phí.
Đối tượng | Các trường ở quận 1 – quận 12 | Các trường thuộc huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ |
Trẻ mầm non | 200.000VNĐ/tháng | 120.000VNĐ/tháng |
Trẻ mẫu giáo | 160.000VNĐ/tháng | 120.000VNĐ/tháng |
Một số loại học phí phát sinh
Tiền ăn bán trú
Ngoài việc phải thanh toán học phí mầm non bắt buộc, phụ huynh cũng cần chú ý đến các khoản phí bổ sung. Nổi bật trong đó có phí ăn bán trú nếu bé tham gia bữa trưa tại trường. Số tiền này có sự biến động theo khu vực và quy định của từng trường. Phí ăn trưa thường dao động từ 20.000 đến 40.000 VNĐ cho mỗi buổi ăn của bé. Việc thanh toán được tính hàng tháng dựa trên số buổi mà bé tham gia ăn tại trường.
Nếu phụ huynh không muốn cho con tham gia bữa trưa tại trường, họ sẽ không phải trả phí này mà chỉ cần thu tiền học theo mẫu thu tiền học phí mầm non. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh thường ưa chuộng cho con ăn trưa tại trường để tiết kiệm thời gian đưa đón. Qua đó, đảm bảo rằng con được chăm sóc, ăn uống và nghỉ ngơi tốt hơn.
Tiền chăm sóc bán trú
Nếu phụ huynh quyết định để con nghỉ trưa và tham gia dịch vụ chăm sóc bán trú tại trường mầm non thì sẽ phải đóng phí bổ sung cho dịch vụ này. Đây là số tiền học phí mầm non dành để bồi dưỡng các hoạt động chăm sóc của nhân viên nhà bếp và giáo viên trường học. Tổng chi phí này thường dao động từ 100.000 đến 200.000 VNĐ mỗi tháng cho mỗi học sinh.
Một số khoản tự nguyện khác
Hiện nay, các trường mầm non công lập đang tập trung vào việc phát triển kỹ năng và tài năng tự nhiên của trẻ. Họ thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa và lớp học nâng cao như tiếng Anh, âm nhạc, vẽ tranh và nhảy múa. Tuy nhiên, việc tham gia vào những hoạt động này thường không bắt buộc. Phụ huynh có thể cho con tham gia các lớp học này bằng cách đóng thêm tiền học phí mầm non phát sinh tương ứng.
Ngoài ra, đầu năm học, phụ huynh cũng cần đóng thêm tiền mua đồng phục cho con. Có các khoản phí không đều đặn khác như quà tặng cho giáo viên, quỹ để hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm hoặc phí sửa chữa và bảo trì trang thiết bị của trường. Những khoản phí này thường được tổ chức và thu thập bởi hội phụ huynh học sinh.
Hình thức thu học phí mầm non trường công lập
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học phí sẽ được thu theo các quy tắc sau:
- Học phí trường mầm non sẽ được thu định kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, nếu người học muốn thì nhà trường cũng có thể thu học phí một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Trong trường hợp của cơ sở giáo dục mầm non, học phí tối đa sẽ được thu trong 9 tháng trong một năm học.
- Trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc các sự kiện bất khả kháng khác, học phí mầm non sẽ được thu dựa trên số tháng thực học. Trong thời gian không tổ chức dạy học, học phí sẽ không được thu. Quyết định cụ thể về thời gian thu, mức thu học phí đối với giáo dục mầm non công lập sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Các cơ sở giáo dục phải tự trách nhiệm trong việc tổ chức thu học phí mầm non và nộp số tiền đó vào tài khoản của đơn vị tại ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Trong trường hợp xuất hiện thu học phí bằng tiền mặt, đơn vị sẽ thực hiện thủ tục chuyển toàn bộ số tiền thu học phí bằng tiền mặt dư thừa vào tài khoản của tại Kho bạc Nhà nước.
Quy định của nhà nước về cách quản lý và sử dụng học phí trường mầm non
Quy định về cách quản lý và sử dụng học phí mầm non tại điều 13 của nghị định 81/2021/NĐ- CP sẽ có những nội dung như sau:
- Theo như quy định của chính phủ, các trường công lập sẽ sử dụng học phí mầm non theo cơ chế tự chủ tài chính. Sau đó, hàng năm, đơn vị sẽ tổng hợp và lập ra báo cáo tài chính của cơ sở mình theo quy định phát luật.
- Đối với cơ sở giáo dục tư thục thì việc sử dụng, quản lý học phí sẽ dựa theo nguyên tắc tự bảo đảm thu chi và chịu trách triệm các hoạt động của mình. Đồng thời, tổ chức công tác kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính và đóng thuế theo đúng quy địn của nhà nước.
- Trường học tiến hành quản lý các khoản thu, chi học phí theo như chế độ kế toán, công khai tài chính và thuế đúng với luật quy định. Thực hiện các yêu cầu khi thanh tra, kiểm ra từ cơ quan chức nay có thẩm quyền. Đồng thời, cơ sở cần chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác, đúng sự thật của những tài liệu, thông tin cung cấp cho cơ quan chức năng.
- Trước khi tiến hành tuyển sinh hay xét tuyển, cơ sở giáo dục cần đảm bảo công bố, công khai đầy đủ các mức thu học phí, chi phí đào tạo của năm học. Đối với giáo dục cấp mầm non, phổ thông thì lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm và dự kiến cho cả khóa học đại học đều cần rõ ràng.
- Các cơ sở trường học phải có trách nhiệm công khai và giải trình những chi phí đào tạo, mức thu học phí mầm non, lộ trình tăng học phí cho từng năm, khóa học, cấp học,.. Công khai các điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà nước. Cong khai các điều khoản về chính sách miễn, giảm học phí, mức thu và giảm học phí trong những trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc các sự kiện bất khả kháng.
Đối tượng được miễn giảm học phí trong trường công lập
- Học sinh đang theo học tại những cơ sở trường học quốc dân và được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về người có công với cách mạng.
- Trẻ mầm non, học sinh hay sinh viên khuyết tật theo như quy đinh.
- Trẻ mầm non, học sinh có độ tuổi dưới 16 không người nuôi dưỡng. Người từ 16 đến 22 tuổi đang học phổ thông hoặc đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định nhà nước. Trẻ mồ côi cả mẹ và cha, không nơi nương tựa theo quy định tại luật giáo dục nghề nghiệp.
- Đối tượng học sinh từ mầm non đến đại học tại các trường giáo dục thường xuyên có cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ hoăc ông bà ( nếu đang ở chung với ông bà) thuộc hộ nghèo theo quy định.
- Đối tượng học sinh các cấp đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên là con ruột hoặc nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan hay binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật tại Điều 6 NĐ số 27/2016/NĐ-CP.
- Trẻ mầm non 5 tuổi ở những vùng sâu xa, dân tộc thiểu số miền núi và xã đặc biệt khó khăn. Những trẻ ở xã đặc biệt khó khăn tại vũng bãi ngang ven biển và hải đảo cũng được giảm học phí theo quy định của cơ quan thẩm quyền tại đó.
- Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha, mẹ hoặc ông bà (nếu ở với ông bà) thuộc diện cận nghèo và hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ tại trường nghề, trường đại học.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo như quy định của pháp luật tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.
- Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng áp dụng chính sách miễn phí tiền học tại những chương trình, đề án theo quy định của Chính phủ.
So sánh mức học phí mầm non trường công lập với trường tư thục
Nhìn chung, mức học phí giữa trường tư thục và công lập có sự chênh lệch với nhau. Ví dụ, tại TPHCM mức học phí trung bình của trường công lập dao động khoảng 120.000 đến 200.000 VNĐ/ tháng. Trong khi đó, trường mầm non tư thục tại đây có mức học phí trung bình nằm ở khoảng 1.000.000 đến 53.000.000 VNĐ mỗi tháng. Điều này chứng tỏ mức học phí của trường tư thục cao hơn công lập khoảng 5 đến 400 lần.
Tuy nhiên, tiền học phí mầm non có thể thay đổi dựa vào nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như vị trí của trường, chương trình dạy mầm non, cơ sở vật chất, dịch vụ thêm, danh tiếng và chất lượng giáo dục,… Chính vì thế, việc lựa chọn trường mầm non tư thục hay công lập đều sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và khả năng kinh tế của mỗi gia đình, cùng một số yếu tố khác.
Xem thêm:
Những phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non.
Thông tin về mức học phi mầm non và cách thức cấp thu học phí đã được phân tích chi tiết trong bài viết trên. Mức học phí của những cơ sở mầm non công lập sẽ khác nhau theo từng vùng và thay đổi qua từng năm. Hy vọng với những thông tin này, các bậc phụ huynh sẽ lựa chọn được một cơ sở mầm non có mức học phí phù hợp cho con trẻ của mình!